Tính chọn tháp giải nhiệt

Công ty Xương Minh chuyên cấp thap giai nhiet đài loan, hôm nay bên mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tính chọn tháp giải nhiệt với thông số đã có sẵn.
Hiện nay đã có phần mềm tính chọn tháp giải nhiệt tuy nhiên cũng không chuẩn xác như kinh nghiệm và thực tế trên catalog mà các bác kỹ thuật lâu năm vẫn tính, rất chuẩn xác.
Tính chọn thap giai nhiet:

thap-giai-nhiet-tashin
Tháp giải nhiệt- Tháp giải nhiệt nước tashin

Đầu tiên mình đưa ra một số thông số kỹ thuật cơ bản của tháp giải nhiệt:

Model:  TSC 5 RT (TSC là tháp giải nhiệt tròn)
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 19500
Lưu lượng (l/min): 65
Model:  TSC 8 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 31200
Lưu lượng (l/min): 104
Model:  TSC 10 RT
Khả năng làm mát (Kc al/hr): 39000
Lưu lượng (l/min): 130
Model:  TSC 15 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 58500
Lưu lượng (l/min): 195
Model:  TSC 20 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 78000
Lưu lượng (l/min): 260
Model:  TSC 30 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 117000
Lưu lượng (l/min): 390
Model:  TSC 40 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 156000
Lưu lượng (l/min): 520
Model:  TSC 50 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 195000
Lưu lượng (l/min): 650
Model:  TSC 60 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 234000
Lưu lượng (l/min): 780
Model:  TSC 70 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 273000
Lưu lượng (l/min): 910
Model:  TSC 80 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 312000
Lưu lượng (l/min): 1040
Model:  TSC 100 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 390000
Lưu lượng (l/min): 1300
Model:  TSC 125 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 487500
Lưu lượng (l/min): 1625
Model:  TSC 150 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 585000
Lưu lượng (l/min): 1950
Model:  TSC 175 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 682500
Lưu lượng (l/min): 2275
Model:  TSC 225 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 877500
Lưu lượng (l/min): 2925
Model:  TSC 300 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 1170000
Lưu lượng (l/min): 3900
Model:  TSC 350 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 1365000
Lưu lượng (l/min): 4550
Model:  TSC 400 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 1560000
Lưu lượng (l/min): 5200
Model:  TSC 500 RT
Khả năng làm mát (Kcal/hr): 1950000
Lưu lượng (l/min): 6500
Khi tháp giải nhiệt đã được xây dựng xong, rất khó để thay đổi đáng kể hiệu suất năng lượng của tháp. Khi lựa chọn tháp giải nhiệt, cần lưu ý đến một số các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của tháp giải nhiệt: công suất, dải, chênh lệch nhiệt độ2, tải nhiệt, nhiệt độ bầu ướt, mối liên quan giữa những yếu tố này. Cụ thể như sau.
 

1 Công suất
Độ phân tán nhiệt (kCal/hou) và lưu lượng (m3/h) là những chỉ số phản ánh công suất của tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, những thông số thiết kế không đủ để hiểu hiệu suất của tháp giải nhiệt. Ví dụ như, tháp giải nhiệt có kích cỡ giải nhiệt cho 4540 m3/h qua dải 13,9 0C có thể to hơn tháp giải nhiệt cho 4540 m3/h qua dải 19,5 0C. Vì vậy nên cũng cần thêm các thông số thiết kế khác.


2 Chênh lệch nhiệt độ 1 (Range)
Chênh lệch nhiệt độ 1 không phải do tháp giải nhiệt quyết định mà là quá trình nó phục vụ. Dải ở bộ trao đổi nhiệt chủ yếu được quyết định bởi tải nhiệt và lưu lượng nước qua bộ trao đổi nhiệt và đi vào nước giải nhiệt. Chênh lệch nhiệt độ 1 là hàm số của tải nhiệt và lưu lượng qua hệ thống:

Chênh lệch nhiệt độ 1= Tải nhiệt (kCal/h) / Lưu lượng nước (l/h)
Tháp giải nhiệt thường được xác định để giải nhiệt cho một lưu lượng nhất định từ một nhiệt độ hạ xuống một nhiệt độ khác tại nhiệt độ bầu ướt nhất định. Ví dụ như, tháp giải nhiệt có thể được xác định để giải nhiệt cho 4540 m3/h từ 48,9oC xuống 32,2oC tại nhiệt độ bầu ướt là 26,7oC.

3 Chênh lệch nhiệt độ 2 (Approach)
Trên nguyên tắc chung, chênh lệch nhiệt độ 2 càng gần với bầu ướt thì chi phí tháp giải nhiệt càng cao do kích thước phải tăng lên. Thông thường, một mức chênh lệch nhiệt độ 2 là 2,8oC với thiết kế của bầu ướt là nhiệt độ nước lạnh nhất mà nhà sản xuất tháp giải nhiệt có thể bảo đảm. Khi đã chọn được kích thước của tháp, chênh lệch nhiệt độ2 là quan trọng nhất, tiếp theo là lưu lượng, chênh lệch nhiệt độ1 và bầu ướt kém quan trọng hơn.
Chênh lệch nhiệt độ 2 (5,50C) = Nhiệt độ nước đã được giải nhiệt 32,2 0C – Nhiệt độ bầu ướt (26,7 0C)


4 Tải nhiệt
Tải nhiệt của một tháp giải nhiệt do quá trình sử dụng nước đã được giải nhiệt quyết định. Mức độ làm mát cần có làm do nhiệt độ hoạt động mong muốn của quá trình. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta cần có nhiệt độ thấp để tăng hiệu suất của quá trình hoặc để nâng cao chất lượng, tăng số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một số thiết bị ứng dụng (như động cơ đốt trong) lại yêu cầu nhiệt độ hoạt động cao. Kích thước và chi phí của tháp giải nhiệt tăng khi tải nhiệt tăng. Cần tránh mua thiết bị kích thước nhỏ quá (nếu tải nhiệt được tính thấp quá) và thiết bị quá cỡ (nếu tải nhiệt được tính cao quá).

Tải nhiệt của quá trình có thể thay đổi đáng kể tuỳ theo quá trình liên quan, vì vậy rất khó để xác định chính xác. Hay nói cách khác, có thể xác định tải nhiệt làm lạnh và điều hoà không khí chính xác hơn nhiều.

Chi tiết các bạn có thể truy cập trực tiếp tại website: 
http://motorteco.vn/bao-tri/tinh-chon-thap-giai-nhiet.html

Không có nhận xét nào: